Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

iPhone 3gs cũ giá rẻ và kinh nghiệm khi mua

I. Phân biệt iPhone 3G cũ  và iphone 3gs cũ
2 dòng có thiết kế tương đối giống nhau nên nhìn lướt khó phân biệt được, giới thiệu với bạn 3 cách phân biệt đơn giản nhất với mức độ chính xác tăng dần:

C1: (70%) vỏ sau iPhone 3G 8GB có ghi dung lượng máy [8GB], chữ iPhone in hơi chìm & mờ. Vỏ sau iPhone 3GS 8GB không ghi dung lượng, chữ iPhone in sáng & bóng. 

C2: (90%) Vào màn hình chính của iPhone, theo cài đặt mặc định iPhone 3G không có wallpaper (hình nền) cho Home screen (màn hình chính) mà là nền đen, điện thoại iPhone 3GS có hình nền ở màn hình chính. Vuốt icons của các apps, đặc biệt khi khởi chạy apps, nếu là iPhone 3G sẽ thấy hơi chậm, không mượt. 

C3: (100%) Khởi chạy camera. iPhone 3G không hỗ trợ tính năng quay phim vì thế màn hình không hiển thị nút chuyển chế độ camera/video như iPhone 3GS mà chỉ có nút chụp ảnh. 


II. Phân biệt iPhone Quốc tế & Lock:
Có rất nhiều cách để phân biệt iPhone quốc tế & lock, dựa vào baseband (modem firmware), model máy (e.g. MC128LL), update firmware gốc, v..v.., chia sẻ với các bạn cách phân biệt chính xác & đơn giản nhất. Lưu ý: CHỈ ÁP DỤNG CHO IPHONE 3G VÀ 3GS. 

B1: Vào màn hình (MH) chính, vuốt sang phải để ra mục search. Tìm kiếm Cydia, 
- nếu có thì máy đã jailbreak (bẻ khóa để cài những ứng dụng ko có nguồn gốc từ appstore của Apple). Chưa kết luận được. Chuyển bước 2.
- nếu không có Cydia, lắp sim nếu nhận sóng Bình thường >>> Quốc tế 100%.

B2: Vào Cydia, chờ load xong (lưu ý giữ màn hình luôn sáng trong lúc sử dụng Cydia, để chắc ăn vào settings >> general >> auto-lock >> chọn Never). Sau khi Cydia đã load đầy đủ các package (MH thường báo "Reloading data" và chạy 1 lúc là được) vào tab search ở Cydia, tìm Ultrasn0w:
- nếu có, kiểm tra xem ultrasn0w đã được cài chưa (có dấu tick màu xanh bên cạnh là đã cài), iOS 3 và 4 là ultrasn0w, iOS 5 là ultrasn0w fixer for 5.1(.1). Nếu ultrasn0w đã được cài >>> khả năng cao đó là máy lock. Chuyển sang bước 3.
- nếu không, lắp sim vào thử sóng. Nếu nhận sóng bình thường thì máy là bản QT đã được jailbreak. 

Đặc biệt lưu ý: nếu Cydia ko load hết packages thì search ko ra ultrasn0w nhưng thực tế máy đó vẫn được cài ultrasn0w để unlock sóng. Để chắc hơn trong TH search không ra, bạn vào thẻ Changes của Cydia, chọn Refresh và chờ nó load xong rồi search lại ultrasn0w. 

B3: Nếu máy đã cài ultrasn0w (kết quả search tại Cydia), chọn dòng ultrasn0w trong kết quả search, MH sẽ hiển thị thông tin của package này. Chọn Modify >> remove >> chờ load xong >> restart springboard (MH báo sau khi load xong, chỉ việc tick chọn). Lắp sim thử sóng:
- máy vẫn nhận sóng bình thường >>> hàng quốc tế. Bây giờ bạn có thể up/down firmware thoải mái mà không lo phải đắp chiếu iPhone nhé. 
- máy không nhận sóng (báo no service hoặc 1 vạch & không có tên nhà mạng cạnh cột sóng) >>> 90% đó là máy lock. Chuyển sang bước 4.

B4: nhờ thợ kiểm tra xem cáp sóng hoặc main có vấn đề không (lỗi sóng do phần cứng). Nếu không phải vấn đề phần cứng thì chắc chắn máy đó là máy lock rồi. 

III. Phân biệt iPhone dựng và nguyên bản 

Kỹ năng "dựng" iPhone của thợ càng cao càng khó phân biệt thật giả nhé, những kinh nghiệm này của mình chỉ giúp ích được tới 80% thôi. 

1. Nếu bạn mua hàng mới nguyên seal được quảng cáo là hàng trưng bày, trôi BH, v..v.. thì nhiều khả năng bạn đang mua phải iPhone cũ đóng mới, in IMEI và đóng seal. Trừ 3GS 8GB có đợt hàng sản xuất năm 2012 (xem thông tin thời gian sản xuất tại mục IV.2 bài này), còn lại TOÀN BỘ LÀ MÁY CŨ, có thể đã được thay vỏ, đánh bóng viền inox, thay mặt cảm ứng - hoặc không - nhưng nên tuyệt đối cảnh giác, nhất là hàng có hộp trùng IMEI. Lý do đơn giản nhất là vì máy cũ nhiều nhất thì có cái khay sim trùng, hộp trùng IMEI là điều rất khó xảy ra!

* Cách kiểm tra IMEI trùng hay không:
- IMEI máy:
+ Vào phone bấm *#06#, dãy 15 số hiện ra chính là IMEI máy, hoặc 
+ Vào settings (Cài đặt) >> general (cài đặt chung) >> about (Giới thiệu) >> kéo xuống phần thông tin IMEI, vẫn là dãy 15 số đó :p. 
- IMEI khay sim: mở khay sim sẽ thấy 2 dòng thông tin, dòng 15 chữ số là IMEI khay sim, dòng có cả chữ lẫn số là số Serial. 
+ Đối chiếu IMEI khay sim với IMEI máy, số serial khay sim với số serial máy (đều check tại phần about phone), nếu trùng nhau thì bạn đã có khay sim zin =)).
- IMEI hộp: đối chiếu tương tự, ko trùng là hộp lô, trùng thì là hộp lô được in IMEI trùng =)). 

2. Mua hàng cũ, hàng like new, hàng được-quảng-cáo-là-nguyên-bản-từ-a-z, bạn cần lưu ý vài điểm sau:

Viền camera: lấy đầu ngón tay miết nhẹ viền camera, nếu thấy mịn (như thể viền camera và vỏ liền khít nhau) thì tạm yên tâm, thấy lõm xuống hoặc lồi lên thì thợ "dựng" trình độ quá còi hoặc quá ẩu =)). 
Chữ iPhone ở vỏ sau thân máy: tròn trịa gọn gàng sắc nét thì là vỏ nguyên bản, ngược lại nếu thấy nét chữ quá đậm thì thường đi cùng với chữ trông rất "béo", chữ o méo méo và viền camera thấy lõm xuống. Ngược lại, nếu chữ iPhone trông hơi mảnh thì hay đi kèm với viền camera lồi lên, sờ hơi ráp. 
- Chân cắm tai nghe & gạt rung: vỏ đen mà chân cắm tai nghe màu trắng, nút gạt rung trắng (gạt xuống silent là thấy ngay) hoặc ngược lại thì thợ "dựng" quá dỏm và quá ẩu!
Màn cảm ứng & màn hình hiển thị:
+ Để nhận biết màn cảm ứng phải khóa MH để máy ở chế độ chờ, nếu thấy màn hình bóng bóng thậm chí soi gương được =)), 3 lỗ cảm biến ánh sáng (góc trái phía trên, cạnh loa trong) trông tím ngắt ngơ nhìn phát thấy ngay thì chắc chắn đó là màn cảm ứng đã thay, loại cực xấu :)).
+ Màn hiển thị chỉ cần bật máy lên là thấy ngay, nếu màu nhạt, hình ảnh trông mờ mờ thì chắc chắn đó là màn thay. Thông tin về màn hình vàng & MH xanh trong (xanh trong là nguyên bản, vàng là MH thay) là không chính xác nhé, cái này do main hiển thị, không liên quan đến màn hình. 
Kính camera: nếu thấy kính camera có vẻ mờ đục, xước trong hoặc có bụi trong thì máy đã thay vỏ hoặc chí ít đã tháo main. 
- Cuối cùng, khi đi mua hàng, bạn cũng có thể yêu cầu người bán tháo máy cho xem main. Yên tâm việc tháo này đơn giản là tháo ốc chân & nhấc màn hình ra nên không ảnh hưởng đến "độ zin" của máy nhé. Xem main nếu thấy i) đủ ốc, ii) còn tem do not remove, iii) lồng đậy main sạch đẹp sáng sủa, iv) không có vết hàn, nhựa thông, v..v.. thì có thể yên tâm đó là main nguyên bản. 

IV. Một số lưu ý khác khi mua iPhone 3gs cũ giá rẻ
1. Điều kiện bảo hành: hầu hết các đơn vị bán iPhone hiện nay không nhận bảo hành màn hình, wifi, pin và chết nguồn, vì vậy nên hỏi kỹ trước khi mua máy. 
2. Kiểm tra xuất xứ & thời gian sản xuất của máy
- Xuất xứ máy xem = 2 ký tự cuối của model máy (settings >> general >> about >> model). Một số tên phổ biến: LL - Mỹ & Canada, FB - Pháp, (chữ số)B - Anh, VN - Việt Nam, KH - Hàn Quốc, ZA - Singapore, ZP - Hongkong, v..v..
- Thời gian sản xuất máy xem = ký tự thứ 3-4-5 của dãy serial number, trong đó 3- năm sản xuất, 4-5- tuần sản xuất. Ví dụ: 8612467QZ52 thì số 1 (thứ 3 trái sang) là năm 2011, 24 (4,5 trái sang) là tuần 24 của năm đó. Vậy máy đó sản xuất vào tuần 24 (cuối tháng 6) của năm 2011.
3. iPhone 3GS chỉ có loa ngoài 1 bên (bên trái), bên phải (phần dưới thân máy, cạnh chân sạc) là mic - hoàn toàn không phải lỗi 1 bên loa như nhiều người nhầm lẫn nhé. 
KẾT LUẬN:
Không phải toàn bộ hàng dựng đều đáng sợ, tuy nhiên việc biết rõ thông tin & nguồn gốc hàng hóa sẽ giúp người mua rất nhiều trong việc ra quyết định. Đặc biệt, hi vọng bài viết sẽ giúp được khách hàng tránh việc bỏ tiền mua sự yên tâm nhưng lại là yên tâm hão!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét